TOEFL có khó như lời đồn? - 4 khó khăn của kì thi TOEFL và cách giải quyết

Nếu bạn đang có ý định tham dự kỳ thi TOEFL nhưng đang còn đắn đo vì sợ khó, thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chung về kỳ thi TOEFL và giải thích chính xác mức độ khó khăn của bài thi TOEFL cũng như những phần nào của bài thi bạn cần lưu ý. Trước tiên, chúng ta hãy nhìn qua sơ lược về kỳ thi TOEFL này nhé.

Thông tin chung về kỳ thi TOEFL

TOEFL (Test Of English as a Foreign Language) là một bài kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh thành thạo của người dự thi qua 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service - ETS) tổ chức trên toàn thế giới. Chứng chỉ TOEFL sẽ có thời hạn trong vòng 2 năm.

TOEFL là kì thi đánh giá năng lực tiếng Anh quốc tế do Viện Khảo thí Hoa Kì (ETS) tổ chức.

TOEFL là kì thi đánh giá năng lực tiếng Anh quốc tế của ETS

Bài thi TOEFL mang tính học thuật cao, chính vì thế hiện nay có rất nhiều trường đại học trên toàn thế giới sử dụng chứng chỉ TOEFL như một tiêu chí để xét tuyển và đánh giá học viên. Đối với các bạn sinh viên mới ra trường thì việc bổ sung chứng chỉ TOEFL vào CV sẽ giúp cho tăng hạn giá trị bản thân trong mắt nhà tuyển dụng, có cơ hội được đánh giá cao hơn so với những bạn cùng tham gia phỏng vấn với mình. 

4 khó khăn gặp phải khi tham dự kỳ thi TOEFL

Sau khi tìm hiểu sơ bộ về kỳ thi TOEFL cũng như lợi ích mà nó mang lại, chắc hẳn bạn đang tự hỏi mình “Liệu rằng bài thi TOEFL có khó đối với mình không?”. Thật ra thì điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để giúp bạn trả lời câu hỏi của mình, Phuong Nam Education sẽ liệt kê 4 khía cạnh khó khăn của kì thi TOEFL mà bạn có thể gặp phải trong quá trình làm bài.

Độ dài bài thi TOEFL

Chính xác là như vậy! Một trong những khía cạnh tạo nên sự khó khăn trong bài thi TOEFL chính là độ dài của bài thi. Chúng ta phải dành ra gần 4 giờ đồng hồ để hoàn thành đầy đủ bài thi TOEFL. Dù rằng những câu hỏi trong bài thi dễ đối với bạn, nhưng 4 tiếng cũng là một khoảng thời gian quá dài để bạn hoàn tất bất cứ bài thi nào. Chính vì lẽ đó, bạn sẽ dần dần cảm thấy mệt mỏi và đuối sức cho những phần cuối của bài thi, khiến bạn có thể mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn và đáng tiếc mà đáng lẽ ra không nên có.

Thêm vào đó, phần thi cuối cùng của bài thi TOEFL là phần thi Viết. Trong phần này bạn cần phải lập kế hoạch cho 2 bài luận, điều đó có nghĩa là bạn không thể bị hụt hơi khi đi tới phần này. Chính vì thế, bạn cần phải luyện tập sức bền của bản thân và học các tự điều chỉnh trước ngày kiểm tra để có thể có đủ sức hoàn thành bài thi TOEFL một cách dễ dàng và hiệu quả.

Từ vựng phức tạp

Ngay cả một người nói tiếng Anh thành thạo cũng có thể có vốn từ vựng yếu, chính vì thế đừng nghĩ rằng bạn sẽ không gặp bất cứ rắc rối nào trong phần từ vựng. Trong bài thi TOEFL, bạn sẽ được đánh giá năng lực vốn từ của mình chủ yếu thông qua phần thi Đọc hiểu, nơi mà bạn phải đọc những bài văn học thuật chứa đựng những loại từ “khủng” và bạn phải trả lời các câu hỏi liên quan tới từ vựng trong bài. 

Thiếu vốn từ vựng cũng khiến kì thi TOEFL trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, cần tiếp thu đa dạng các bộ từ vựng chuyên môn khác nhau.

Từ vựng phức tạp cũng là một trong số những khó khăn của kì thi TOEFL

Hơn thế nữa, bài thi TOEFL sử dụng nhiều văn bản học thuật nên sẽ chứa đựng rất nhiều từ ngữ trang trọng (formal) mà bạn rất hiếm khi gặp trong cuộc sống hằng ngày của mình. Vì vậy, cho dù bạn nói và nghe tiếng Anh rất thành thạo, nhưng cũng đừng quên bổ sung những vốn từ học thuật, có tính chuyên môn cao để có thể chinh phục được sự khó nhằn của bài thi TOEFL này.

Có nhiều câu hỏi yêu cầu tích hợp nhiều kỹ năng

TOEFL là bài kiểm tra đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh qua 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết của thí sinh, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn chỉ thực hành từng kĩ năng một ở một thời điểm nhất định. Có rất nhiều câu hỏi đòi hỏi bạn phải kết hợp hai hay nhiều hơn một kỹ năng để trả lời câu hỏi. Ví dụ, trong phần thi tích hợp đầu tiên trong kỹ năng Viết (integrated), bạn cần phải nghe một đoạn hội thoại, đọc một đoạn văn ngắn trong cùng một chủ đề và bạn sẽ có 20 phút để viết một bài luận khoảng 150-225 từ, sử dụng thông tin bạn lấy được từ đoạn văn và phần nghe. 

Tóm lại, bạn cần có khả năng chuyển đổi các kĩ năng tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng trong quá trình làm bài thi TOEFL. Điều này có thể khiến bạn bỏ quên một vài chi tiết quan trọng trong bài thi và mắc lỗi bất cẩn, làm tăng thêm độ khó của kì thi TOEFL. 

Thời gian làm bài hạn hẹp

Đến đây, bạn sẽ tự hỏi rằng “Bốn tiếng đồng hồ là quá dài rồi không phải sao?”. Bốn giờ đồng hồ chắc chắn là một khoảng thời gian dài, tuy nhiên nó vẫn còn rất hạn hẹp trong bài thi TOEFL này vì bạn phải sử dụng 4 giờ đó để thực hành cả 4 kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Dưới đây là định dạng chung của một bài thi TOEFL, mỗi phần thi sẽ có độ dài câu hỏi và thời gian tương ứng: 

Phần thi

Số câu hỏi

Thời gian làm bài tương ứng

Đọc hiểu 

36 - 56

60 - 80 phút

Nghe hiểu

34 - 51

60 - 90 phút

Nói

6 phần 

20 phút

Viết

2 phần

50 phút

Như bạn thấy, phần thi Đọc hiểu và Nghe hiểu bạn cần làm với tốc độ khá nhanh vì bạn sẽ phải trừ hao đi thời gian bạn dành cho việc đọc các đoạn văn và việc nghe nữa. Phần thi Nói là phần cần tốc độ nhanh nhất, bạn sẽ cần phải ghi chú thật nhanh các thông tin và gợi ý bạn cần dùng trong phần thi trước khi bộ đếm thời gian bắt đầu. Phần Viết là phần yêu cầu khả năng quản lý thời gian của bạn để có thể kiểm soát tốc độ khi bạn phải viết 2 bài luận trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ. 

Nhìn chung, bạn sẽ không có nhiều thời gian để cân nhắc hay suy ngẫm một câu hỏi cụ thể để có thể trả lời hết tất cả các câu hỏi kịp thời.

4 lý do khiến kì thi TOEFL không khó như bạn nghĩ

Sau khi nhìn qua những khó khăn mà bạn có thể gặp trong bài thi TOEFL, mong rằng bạn sẽ không dẹp bỏ ý định tham dự kì thi TOEFL của mình. Sau đây, Phuong Nam Education sẽ chỉ ra 4 lí do giúp bạn nghĩ rằng kì thi TOEFL là “dễ như ăn cháo”

Bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị cho các câu hỏi 

Đối với bất kì câu hỏi nào trong bài thi TOEFL, bạn sẽ có một khoảng thời gian đủ để bạn hít thở và chuẩn bị cho câu trả lời của mình. Trong phần Đọc hiểu và Viết, bạn sẽ tự chủ được thời gian làm bài của riêng mình, vì vậy bạn vẫn sẽ còn thời gian để ngẫm nghĩ các từ vựng khó hay nâng cao nếu cần. Trong phần Nghe hiểu, bạn có thể ghi chú các thông tin trong các cuộc trò chuyện, để từ đó bạn có thể sắp xếp suy nghĩ của mình và cân nhắc câu trả lời thật chính xác. Mặc dù phần thi Nói là phần thi có ít thời gian chuẩn bị nhất, nhưng bạn vẫn sẽ có từ 15 - 30 giây để lọc ra những thông tin mà mình muốn trả lời cho phần thi. 

Mặc dù thời gian gấp rút, hạn hẹp nhưng bạn vẫn có thời gian để chuẩn bị cho câu trả lời của mình trong kì thi TOEFL.

Bạn có đủ thời gian để chuẩn bị cho các câu hỏi

Không có phần thi nào trong bài thi TOEFL cho bạn thời gian để nhìn vào khoảng không ngẫm nghĩ đáp án trong vài phút, nhưng bạn vẫn sẽ có thời gian để chuẩn bị cho mọi câu hỏi trong bài. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh và tự tin hơn cho câu trả lời của mình.

Mức độ khó của các bài đọc sẽ tương đương với trình độ Đại học

Bạn không cần phải luyện tập thực hành trên các bài báo học thuật dày đặc để có sức đối phó với bài thi TOEFL bởi lẽ mức độ khó của bài sẽ không vượt quá trình độ Đại học. Nếu bạn đang tìm kiếm các nguồn tài liệu để luyện tập cho phần Đọc hiểu, bạn có thể xem qua các văn bản cấp Đại học về một chủ đề nhất định (Giáo dục, kinh tế, môi trường,...). Bạn cũng có thể xem qua những loại sách giáo khoa cho các lớp trình độ Đại học và các trình độ sơ cấp khác.

Các câu hỏi trong phần Đọc hiểu đánh đúng trọng tâm của bài

Phần thi Đọc hiểu trong bài thi TOEFL chỉ để đánh giá năng lực đọc hiểu của bạn, chính vì vậy chúng sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với các kì thi năng lực chuẩn quốc tế khác. Các bài đọc trong kì thi TOEFL có lẽ sẽ khó hơn các bài đọc trong các kì thi như SAT hay ACT, nhưng các câu hỏi sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Thay vì kì thi SAT, ACT thường hỏi bạn về những ý nghĩa tinh tế trong đoạn văn hay yêu cầu bạn phải dùng đến sự suy luận để trả lời câu hỏi, thì phần Đọc hiểu của bài thi TOEFL sẽ hỏi thẳng vào vấn đề được đề cập trong đoạn văn, giúp bạn gặp ít khó khăn hơn trong việc hiểu bài và trả lời câu hỏi. 

Khác với các kì thi theo chuẩn quốc tế khác, các bài đọc trong kì thi TOEFL chủ yếu đánh giá khả năng đọc hiểu của thí sinh, chính vì thế các câu hỏi thường đánh đúng trọng tâm của nội dung bài đọc

Câu hỏi đánh đúng trọng tâm nội dung của các bài đọc

Bạn không cần phải đạt điểm tuyệt đối mới gọi là đậu

Một điểm cuối cùng cần nhớ khi trả lời cho câu hỏi “TOEFL có khó đối với bản thân mình không?” là không ai mong đợi một kết quả tuyệt đối cho chứng chỉ TOEFL. Điểm TOEFL của bạn có thể dao động trong khoảng từ 0 - 120 điểm. Tuy nhiên, một số trường Đại học của danh tiếng hàng đầu như Harvard hay MIT cũng không yêu cầu điểm cao hơn 100 (mặc dù điểm cao sẽ tạo nhiều lợi thế cho bạn). Một số trường tầm trung vẫn sẵn lòng chấp nhận điểm TOEFL trong khoảng 80 - 100, thậm chí là tầm 60. Chính vì thế, bạn không nên đặt nặng vấn đề đạt điểm hoàn hảo tuyệt đối và hãy giữ tâm trí thoải mái, ổn định trước khi bắt tay vào ôn luyện cho kì thi TOEFL.

Trên đây là tổng hợp những khó khăn phổ biến mà bạn có thể gặp phải trong quá trình ôn luyện và tham dự kỳ thi TOEFL khiến bạn chao đảo mỗi lần nghĩ về nó. Tuy nhiên, TOEFL thật sự không khó như lời đồn nếu chúng ta có lộ trình luyện thi TOEFL hợp lý. 

Là một trung tâm luyện thi TOEFL uy tín với phương châm đào tạo “Uy tín - Chuyên nghiệp” tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phuong Nam Education cam kết cung cấp những khóa học với lộ trình phù hợp cho mỗi học viên, để từ đó học viên có thể thăng hạng kĩ năng TOEFL của bản thân, đạt được kết quả cao mong muốn trong kì thi. Đặc biệt hơn, Phuong Nam Education còn có khóa học 1-1 dành cho những học viên có lịch trình bận rộn. Với khóa học này, học viên có thể lựa chọn khung giờ học theo nhu cầu bản thân, được đào tạo theo giáo trình thiết kế riêng dựa trên năng lực cá nhân và được giáo viên theo sát trong quá trình học tập của mình. Hãy gọi ngay vào Hotline 19007060 để Phuong Nam Education tư vấn và giải đáp các thắc mắc về khóa học nhé.

Tags: TOEFL, bài thi TOEFL, thi TOEFL có khó không?, chứng chỉ TOEFL, luyện thi TOEFL, TOEFL là gì, thang điểm TOEFL

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Một số mẹo nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh
Một số mẹo nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh

Nếu bạn muốn tự học kỹ viết tiếng Anh một cách hiệu quả thì hãy cùng Phuong Nam Education tham khảo các mẹo nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh dưới...

Những ý tưởng thú vị để học từ vựng tiếng Anh nhanh hơn
Những ý tưởng thú vị để học từ vựng tiếng Anh nhanh hơn

Thay vì cố gắng ghi nhớ từ vựng một cách khô khan qua sách vở, sao bạn không thử những cách thú vị sau đây để học từ vựng tiếng Anh nhanh hơn.

Một số tips để ôn tập cho bài kiểm tra tiếng Anh
Một số tips để ôn tập cho bài kiểm tra tiếng Anh

Chuẩn bị cho các bài kiểm tra tiếng Anh là bước phải làm đối với bất cứ ai. Một sự chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn vượt qua bài kiểm tra dễ dàng dù trình...

Mẹo học tốt ngữ pháp tiếng Anh
Mẹo học tốt ngữ pháp tiếng Anh

Nếu bạn muốn tự học ngữ pháp tiếng Anh một cách hiệu quả thì hãy cùng Phuong Nam Education tham khảo các mẹo nâng cao ngữ pháp tiếng Anh qua một số...

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

Zalo chat